Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Amidan sưng phì đại gây cản trở đến ăn uống và nói chuyện của người bệnh. Bệnh nhân cần được phẫu thuật amidan kịp thời để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, cắt amidan vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn hay thậm chí là lo lắng về mức độ an toàn của nó. Vậy, khi nào cần phẫu thuật? Có gì cần lưu ý sau khi cắt amidan?
1. Amidan và viêm amidan là gì?
Đầu tiên cần biết amidan là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm ở 2 bên thành họng. Amidan bao gồm 6 khối:
– Amidan vòm: là một khối hình tam giác ở vòm họng. Đây là hạch bạch huyết lớn nhất không được bao phủ bởi mô phía trên.
– Amidan vòi gồm 2 amidan quanh lỗ vòi tai. Đây là amidan có ít tổ chức lympho và ít gây chú ý nhất.
– Amidan khẩu cái (amidan) gồm 2 khối ô van màu hồng. Đây là amidan lớn nhất, rất dễ quan sát bằng mắt thường. Bề mặt gồm nhiều hốc sâu, là nơi vi khuẩn, virus rất dễ trú ngụ, sinh sôi gây bệnh.
– Amidan lưỡi: là 1 khối nằm ở đáy lưỡi, giống với amidan vòi, amidan này có rất ít tổ chức lympho
Về chức năng, amidan có vai trò miễn dịch có lợi cho cơ thể. Chính các amidan sẽ tiết ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Do có nhiều khe, hốc và là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus nên amidan rất dễ bị viêm. Amidan bị viêm đem đến triệu chứng đau rát, khó nuốt, sưng nề, sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu, viêm hô hấp. Nếu đối tượng mắc là trẻ em thì việc phát hiện và điều trị kịp thời càng trở nên cần thiết hơn.
2. Phẫu thuật amidan khi nào?
Về điều trị, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Bệnh nhân cần được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Sau khi xác định mức độ sưng viêm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc liều nhẹ kết hợp vệ sinh mũi họng, uống nước ấm để thuyên giảm các triệu chứng. Ở trường hợp viêm amidan nặng hơn, có dấu hiệu sưng viêm lớn thì có 2 phương pháp:
– Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, kết hợp vệ sinh mũi họng, điều chỉnh chế độ ăn
– Điều trị bằng phẫu thuật amidan: các bác sĩ chỉ định cắt bỏ amidan sưng lớn
Vậy, cụ thể trường hợp nào có thể phẫu thuật amidan?
– Amidan bị viêm tái phát trên 5 lần/năm và ít nhất là trong 2 năm liên tiếp bị viêm
– Sưng phì đại amidan gây cản trở đường thở
– Amidan đem đến các biến chứng lên các bộ phận khác
– Nghi ngờ khối u amidan là ác tính
Bởi vì bản chất chức năng của amidan là tạo miễn dịch có lợi nên cần phải có đánh giá của bác sĩ thì mới nên cắt bỏ amidan.
3. Phẫu thuật amidan có biến chứng nguy hiểm nào không?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc về mức độ an toàn của phẫu thuật cắt amidan. Cắt amidan hoàn toàn có thể đem đến những biến chứng nguy hiểm trong các trường hợp:
– Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật: trường hợp bác sĩ không có kinh nghiệm, chuyên môn thấp
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu gây xuất huyết: có 2 – 3% bệnh nhân bị chảy máu sau cắt amidan, 1/40.000 người tử vong sau cắt amidan là do chảy máu
– Phản ứng với thuốc gây mê: phẫu thuật gây mê nội khí quản an toàn cả với trẻ em tuy nhiên nó vẫn có khả năng mang đến những biến chứng nguy hiểm
– Nhiễm trùng: rất hiếm gặp nhưng không phải là không bao giờ xảy ra
Như vậy có thể thấy, cắt amidan đòi hỏi về kỹ thuật của người bác sĩ là rất quan trọng. Do vẫn có khả năng có các biến chứng nguy hiểm nên trước khi cắt amidan, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Bên cạnh đó, có một câu hỏi cũng mang đến khá nhiều băn khoăn đó chính là: cắt amidan có đau không? Câu trả lời là không. Bởi bệnh nhân sẽ được gây mê trong quá trình cắt nên không có cảm giác đau đớn.
4. Tiến hành cắt amidan
Về phương tiện, có 4 phương tiện phẫu thuật amidan thường thấy:
– Dao điện: có ưu điểm rẻ tiền, cầm máu tương đối tốt tuy nhiên độ bỏng cao bởi nhiệt độ tại nơi cắt amidan có thể lên đến 400 độ. Hậu phẫu bệnh nhân có cảm giác đau nhiều hơn.
– Laser: ít tổn thương mô nhưng khả năng cầm máu hạn chế và thời gian phẫu thuật lâu
– Plasma và coblator: chi phí cao nhưng cầm máu tốt và ít bỏng mô
– Dao ligasure: cũng có chi phí phẫu thuật cao nhưng thời gian phẫu thuật nhanh chóng, cầm máu tuyệt vời và mức độ bỏng mô cực kỳ thấp
Có 2 phương pháp phẫu thuật amidan được sử dụng phổ biến hiện nay:
– Gây tê: bệnh nhân được ngồi phẫu thuật, với trường hợp trẻ em thì cần có người kèm
– Gây mê nội khí quản: đây là phương pháp được lựa chọn nhiều, bệnh nhân được nằm để cắt amidan
5. Chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan
Sau khi cắt amidan, người bệnh cần chú ý chăm sóc bản thân thật tốt để chóng lành thương và mau chóng trở về với cuộc sống bình thường.
– Ăn uống: cắt amidan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Hãy chú ý tạm thời kiêng đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh. Chú ý uống đủ nước để chóng lành thương và giảm nguy cơ chảy máu, mất nước
– Nên nghỉ ngơi sau 1 – 2 ngày cắt và hoạt đông nhẹ nhàng trở lại sau 3 – 4 ngày cắt. Không nên tham gia các hoạt động thể chất nặng.
– Uống thuốc giảm đau nếu vẫn còn các cơn đau hậu phẫu. Nếu cơn đau quá dữ dội thì có thể đến gặp bác sĩ để tái khám.
Trên đây là những thông tin cơ bản về amidan cũng như về phẫu thuật amidan mà bạn cần biết. Bạn hãy lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và điều trị amidan bằng phương pháp thích hợp. Cắt amidan cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng.
THẠC SỸ BÁC SỸ NGUYỄN HỮU ĐỨC
# bác sĩ tai mũi họng # tai mũi họng # phòng khám tai mũi họng tại nha trang # nha trang # bác sĩ Đức # bác sĩ Nguyễn Hữu Đức
Thanks!
Comments are closed.